KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN NHI, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG NĂM 2023

Ngày đăng: 03/10, 15:40

SỞ Y TẾ TỈNH GIA LAI

BỆNH VIỆN NHI

Số: 08/BVN-KHTHCNTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Gia Lai, ngày 04 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN NHI, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG

NĂM 2023

          Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị, phát triển công nghệ số năm 2023 của đơn vị gồm các nội dung chính sau:

I.                  CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Luật Bảo hiểm Y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 06 năm 2014;

Thông tư 53/2014/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2014 về quy định điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng;

Căn cứ Thông tư số: 54/2017/TT-BYT ngày 29  tháng 12  năm 2017 của Bộ y tế về việc Ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số: 46/2018/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ y tế về việc quy định Hồ sơ bệnh án điện tử;

Căn cứ Công văn số 1017/STTTT-CNTT của Sở thông tin và truyền thông ngày 09 tháng 8 năm 2019 Về việc hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Căn cứ Công văn số 370/UBND-KGVX ngày 21/02/2019 của UBND tỉnh Gia Lai về việc triển khai Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020 định hướng đến năm 2025…

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 05/4/2019 Quyết định ban hành bộ tiêu chí và Phương pháp đánh giá mức độ Chính quyền điện tử các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Căn cứ Kế hoạch số 648/KH-UBND ngày 29/03/2019 kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai;.Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 30/9/2016 UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 06/6/2017 về việc ban hành quy định về ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Kế hoạch số 2050/KH-UBND ngày 14/9/2018 về việc ứng phó sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Căn cứ Công văn số 2115/UBND-KGVX ngày 24/9/2018 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại;

Căn cứ thông tư Số: 46/2018/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc quy định hồ sơ bệnh án điện tử;

Căn cứ Công văn số 147/UBND-KGVX ngày 14/8/2019 về việc thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam (Mật);

Căn cứ Công văn Số: 2143/SYT-KHTC ngày 01/7/2022 của Sở y tế Gia Lai V/v khảo sát nhu cầu ứng dụng CNTT trong công tác chẩn đoán hình ảnh;

II.             MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Xây dựng hệ thống hạ tầng CNTT đảm bảo đồng bộ, tích hợp với hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị y tế. Cập nhật, hoàn thiện, phát triển các ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng, phục vụ nhân dân. Đẩy mạnh phát triển các ứng dụng thông minh, tạo nền tảng chia sẻ, dùng chung trong ngành Y tế và giúp triển khai các dịch vụ y tế từ xa, cải tiến phương thức và nâng cao hiệu quả quản lý. Tiến đến xây dựng Hồ sơ Bệnh án điện tử trong toàn dân.

III.             MỤC TIÊU CỤ THỂ

  Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trang thông tin điện tử của đơn vị. Thường xuyên cập nhật các nội dung thông tin, hoạt động có liên quan của ngành Y tế, chủ động cung cấp và trao đổi thông tin, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tiếp tục triển khai, hoàn thiện các yêu cầu về liên thông dữ liệu theo quy định của BYT và BHXH như: dữ liệu khám chữa bệnh; hồ sơ sức khỏe toàn dân; Đơn thuốc điện tử; Hồ sơ điện tử; quản lý bán thuốc và kê thuốc theo đơn...

Luôn đề cao vấn đề an ninh mạng, có các phương án đảm bảo an toàn thông tin bằng cách cập nhật các công nghệ mới cho hệ thống tường lửa, duy trì ổn định các hệ thống sao lưu dữ liệu, ban hành các quy chế, quy định sử dụng thông tin sát với thực tế và theo hướng dẫn của các bộ, ban, ngành liên quan.

Triển khai thêm phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tích hợp đồng bộ vào phần mềm quản lý Bệnh viện nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người bệnh và người nhà người bệnh, giảm thời gian chờ đợi trong quá trình thanh toán viện phí.

          100% các văn bản đến và đi đều sử dụng chữ ký số, trừ các văn bản mật theo quy định.

          100% CBCNV sử dụng thành thạo tin học trong công tác chuyên môn tại viện.

          Ứng dụng thẻ thông minh trong quản lý, đăng ký khám chữa bệnh cho bệnh nhân trong tỉnh.

          Bảo đảm an toàn thông tin: gồm các chỉ tiêu về triển khai hoàn thiện và duy trì mô hình 4 lớp; xác định và bảo đản an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; giám sát an toàn thông tin; bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đào tạo, tập huấn; tuyên truyền nâng cao nhận thức; ứng cứu, khắc phục sự cố.

Đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo nền tảng phát triển y tế điện tử;

Đảm bảo nhân lực duy trì hoạt động liên tục, ổn định, chính xác, an toàn, bảo mật các hệ thống thông tin truyền thông và các hệ thống có quy mô của đơn vị;

Hàng năm tổ chức đào tạo tập huấn cho nhân viên y tế trong đơn vị nắm rõ và xử lý tốt các sự cố trong quá trình làm việc.

IV.            NHIỆM VỤ

          Xác định rõ những nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó, bảo đảm khai thác triệt để hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu, bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai, triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp. Cụ thể, Kế hoạch có thể bao gồm những nhiệm vụ sau:

4.1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Nâng cấp hệ thống xếp hàng tự động (Đầu tư bàn phím gọi cảm ứng)

Đầu tư phần mềm đọc phim (Hình thức thuê)

Đầu tư phòng Sever chuẩn theo Thông tư 54/2017/TT-BYT và 83 tiêu chí

Đầu tư máy quét mã vạch cho khoa Xét nghiệm – giả phẫu bệnh và cho phòng thu viện phí.

Trang bị màn hình Tivi cho khu chờ khám bệnh để quản bá hình ảnh bệnh viện, dịch vụ kỹ thuật và các dịch vụ khác của đơn vị.

Mua vật tư máy vi tính duy trì hoạt động chuyên môn.

Mua máy vi tính, máy in duy trì hoạt động chuyên môn.

4.2    Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

Nâng cấp phần mềm Quản lý Bệnh viện.

Xây dựng Hệ thống Khám chữa bệnh từ xa, hội họp trực tuyến…

4.3 Bảo đảm an toàn thông tin

          Triển khai các nội dung nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho hoạt động của các đơn vị trong đó bao gồm (không giới hạn) các nội dung như:

          - Xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các Kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của đơn vị;

          - Định kỳ hàng năm tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin;

          - Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho viên chức, người lao động trong đơn vị và người dùng Internet trong đơn vị;

          4.4 Phát triển nguồn nhân lực

Nhân lực CNTT hiện nay chỉ có 03 nhân viên và đáp ứng được tình hình hiện nay;

Tổ chức tập huấn, đào tạo cho cán bộ phụ trách CNTT các lớp về quản trị hệ thống, an toàn thông tin, an ninh mạng… để nâng cao năng lực, có khả năng tự xử lý, ứng phó với các sự cố xảy ra.

Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho toàn bộ nhân viên các khoa phòng.

Tăng cường việc sử dụng các ứng dụng công nghệ như sử dụng hệ thống lưu trữ dữ liệu đám mây, ứng dụng công nghệ ảo hóa để quản lý hộ thống máy chủ được tập trung, dễ quản lý và vận hành cũng như sao lưu dữ liệu...

V.               GIẢI PHÁP

          Xác định các giải pháp để tạo điều kiện thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể bao gồm (không giới hạn) các nhóm giải pháp tiêu biểu như sau:

          5.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân

Sử dụng có hiệu quả trang thông tin điện tử và mạng xã hội, fanpage của đơn vị làm cầu nối giữa đơn vị với người dân, giúp người dân có thể tiếp cận các thủ tục, dịch vụ của đơn vị một cách dễ dàng.

Nâng cao nhận thức của nhân viên các khoa, phòng về việc sử dụng các công cụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cũng như công tác khám, chữa bệnh.

5.2. Nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả các công nghệ vào thực tế tại đơn vị

Tăng cường việc sử dụng các ứng dụng công nghệ như sử dụng hệ thống lưu trữ dữ liệu đám mây, ứng dụng công nghệ ảo hóa để quản lý hệ thống máy chủ được tập trung, dễ quản lý và vận hành cũng như sao lưu dữ liệu...

5.3. Tăng cường hợp tác với các bệnh viện tuyến trên

Triển khai hợp tác với các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện bằng hình thức đào tạo trực tuyến, khai thác tối đa hiệu quả của các hệ thống trực tuyến như Telemedicine, Telehealth...

VI.            KINH PHÍ THỰC HIỆN

Đơn vị sự nghiệp sử dụng kinh phí từ ngân sách được giao, nguồn thu viện phí các nguồn kinh phí hợp pháp khác để đầu tư và thuê dịch vụ công nghệ thông tin trên cơ sở sử dụng ngân sách đúng mục đích, hiệu quả.

VII.        TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ vào Kế hoạch phát triển CNTT của đơn vị, Phòng KHTH – CNTT có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT tại đơn vị mình, triển khai các nội dung ứng dụng và phát triển CNTT liên quan tới các lĩnh vực được phân công phụ trách, xây dựng lộ trình và tiêu chí triển khai chi tiết phù hợp với chỉ đạo chung của đơn vị. Đưa nhiệm vụ phát triển CNTT vào kế hoạch nhiệm vụ từng năm và dự toán kinh phí trong kế hoạch hàng năm trình lãnh đạo xem xét, để có kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của đơn vị.

Phòng KHTH - CNTT chủ trì và phối hợp với các khoa phòng liên quan nghiên cứu phát triển CNTT để tham mưu, tư vấn cho Giám đốc đơn vị chỉ đạo, quản lý mọi hoạt động triển khai về lĩnh vực CNTT theo chức năng nhiệm vụ của Phòng.

Phòng Tài chính kế toán là đầu mối phối hợp với Phòng KHTH - CNTT có trách nhiệm xem xét ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động đầu tư, xây dựng chính sách ứng dụng và phát triển CNTT trong đơn vị.

 

Nơi nhận:

-    Sở y tế Gia Lai (bc);

-    Ban lãnh đạo;

-    Các khoa, phòng chức năng;

-    Lưu: VT, P.KHTH-CNTT.

GIÁM ĐỐC


VII. DANH MỤC ĐẦU TƯ

Số TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Lĩnh vực ứng dụng

Dự án chuyển tiếp hay dự án mới

Mục tiêu đầu tư

Thời gian triển khai

Tổng mức đầu tư dự kiến

Nguồn vốn

1

Nâng cấp phần mềm QLBV

CNTT

Nâng cấp

Phục vụ người bệnh

2023

98.000.000

Quỹ đầu tư phát triển

2

Đầu tư phần mềm đọc phim

CNTT

Đầu tư mới

Phục vụ chuyên môn

2023

32.000.000

đồng/Tháng

Quỹ đầu tư phát triển

3

Đầu tư phòng Sever chuẩn theo Thông tư 54/2017/TT-BYT và 83 tiêu chí

CNTT

Nâng cấp

Phục vụ chuyên môn

2023

70.000.000

Quỹ đầu tư phát triển

4

Bàn phím gọi BN (Hệ thống XHTĐ)

CNTT

Nâng cấp

Phục vụ chuyên môn

2023

27.373.500

Quỹ đầu tư phát triển

5

Máy quét mã vạch

CNTT

Đầu tư mới

Phục vụ chuyên môn

2023

29.340.000

Quỹ đầu tư phát triển

 

TỔNG CỘNG

 

257.713.500

 

 

Hai trăm năm mươi bảy triệu, bảy trăm mười ba ngàn, năm trăm đồng chẵn